PHÂN LOẠI MẬT ONG
1. Phân loại mật ong theo khoa học
Hiện nay việc phân loại mật ong chưa có một quy định nào. Bởi vì việc phân loại này tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mật ong của người nuôi ong và tiêu thụ mật ong.
Phân loại mật ong theo loại I, II, III được đánh giá theo cảm quan và cơ chế thị trường. Cách phân loại này chủ yếu là độ sánh của mật, tỷ lệ nước (%) trong mật ong.
Cách phân loại thứ 2 là theo vùng sản xuất ra mật ong: như mật ong Tây Nguyên sản xuất ở Tây Nguyên, mật ong Phủ Quỳ sản xuất ở Phủ Quỳ (Nghệ An), mật ong Thái Bình, mật ong Hà Nội, v.v… người ta đánh giá chất lượng mật ong theo đặc điểm thiên nhiên và nguồn hoa của người nuôi ong.
Cách phân loại thứ 3 là màu sắc: màu nâu sẫm, màu nâu vàng, màu vàng, màu trắng. Cách phân loại này phải gắn với tên loại cây mà ong hút mật hoa. Như mật nhãn, mật đay, mật bạch đàn, mật rừng (hoa tổng hợp), v.v… Đặc biệt trong y học, người ta phân loại mật ong theo loại hoa có ý nghĩa trong việc sử dụng mật ong chữa bệnh.
Tuy nhiên để đánh giá chất lượng mật ong người ta thường căn cứ vào các chỉ tiêu sau đây:
– Hàm lượng nước trong mật ong: 18 – 20% là tốt nhất, một số khách hàng cũng chấp nhận tỷ lệ nước 20 – 22%. Đài Loan, Nhật Bản còn chấp nhận lỷ lệ nước đến 24%.
– Hàm lượng Hydroxy Methyl Furfuran là chất được tạo ra trong quá trình bảo quản mật ong. Với nhiệt độ cao đường Frucotoza sẽ bị phân huỷ để tạo ra chất Hydroxy Methyl Furfuran và nước. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng mật ong càng kém. Tỷ lệ cho phép là 40mg/1kg mật ong.
– Các tạp chất trong mật ong: sáp, phấn hoa, xác con ong và cả bụi rác… Nếu trong mật ong mà có các tạp chất thì mật ong kém hẳn; vì vậy người ta phải chú ý lọc mật ong để loại tạp chất trước khi đưa vào bảo quản. Trong mật ong không được phép có tạp chất.
– Ngoài ra, trong khi đánh giá mật ong người ta còn căn cứ vào màu sắc của mật ong để xác định đó là loại mật của hoa nào là chính. Rồi kiểm tra các loại men trong mật ong, nhất là men Amylasa.
(Nguồn: Một trăm câu hỏi đáp nuôi ong lấy mật/ Phan Đức Nghiệm.-H.: Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2010.- 136tr., 19cm.-Đăng ký cá biệt: VB20103071)
2. Phân loại mật ong theo nguyên liệu làm mật (loại hoa):
Mình chỉ nêu ra một số loại mật hoa phổ biến ở Việt Nam nhé
Mật ong hoa café:
(Mật ong café) Cứ vào dịp tháng 2 tháng 3 hàng năm khi bạn đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên chắc hẳn bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi những rẫy cà phê bạt ngàn nở hoa trắng muốt, trông thật đẹp thật thơ mộng. Và thời điểm đó cũng là lúc mà các chú ong mật đang tích cực thu lượm những giọt mật hoa cà phê ngọt ngào mang về tổ, bắt đầu cho mùa khai thác mật ong ngon nhất trong năm ở Tây Nguyên.
Với diện tích trồng lớn nên sản lượng mật ong hoa café là lớn nhất trong các loại mật ở Việt NamTheo Cục Trồng trọt, diện tích cà phê Việt Nam đạt trên 664.000 ha, sản lượng cà phê đạt trên 1,5 triệu tấn nhân/năm. Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu 1,9 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD, chiếm 14% thị phần và hơn 10% giá trị cà phê nhân xuất khẩu toàn cầu, đứng thứ 2 sau Brazil.
Mật ong hoa bạc hà:
(Mật ong Bạc Hà) do các chú ong thợ tinh nhuệ hút mật từ hoa bạc hà, được khai thác từ tháng 9 đến hết tháng 12 trên Cao Nguyên đá Đồng Văn. Khi cây bạc hà bắt đầu nở hoa, những người nuôi ong sẽ di chuyển đàn ong đến cánh rừng hoa bạc hà để ong tự hút mật. Mật ong bạc hà có màu vàng xanh tự nhiên rất đẹp, hương vị mật thơm mát, có giá trị dinh dưỡng cao.
Mật ong cao su:
Mật ong cao su chính là chất ngọt do ông hút từ các dịch lá của cây cao su mà trong đó có chứa rất nhiều đường glucose. Màu sắc là màu vàng nâu có vị ngọt đậm, vào thời điểm trước tết khi mà những cánh rừng cao su bước vào thời điểm rụng lá. Không chỉ có hoa cao su mà những lá cao su vàng úa cũng tiết ra mật.
So với những mật ong khác thì mật ong cao su là loại dễ bị kết tinh nhất vì hàm lượng đường rất cao. Loại mật ong nguyên chất này chủ yếu được xuất khẩu qua thị trường Mỹ người dân nước này rất ưa chuộng loại mật này trong mật chứa nhiều đường đơn cùng với một số khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể.
Mật ong hoa nhãn:
Vào tháng 3 âm lịch – hoa nhãn nở rộ cũng là thời điểm thu hoạch mật ong nhiều nhất trong năm. Hoa nhãn chất lượng nhất thường tập trung ở các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam và Lạng Sơn. Ở đây chủ yếu trồng nhãn hương chi, đường phèn nên tạo ra mật ong rất đậm đà và có mùi thơm tự nhiên. Mật ong hoa nhãn với màu vàng cánh gián tự nhiên, vị ngọt gắt và thơm nức mùi hoa nhãn.
Đây là loại mật ong có giá tiền tương đối bình dân, không quá đắt nên phù hợp với túi tiền của đại đa số người dân. Quan trọng hơn cả, mật ong nhãn thường có giá trị dinh dưỡng rất cao, có tác dụng chữa bệnh và làm đẹp vô cùng hiệu quả.
Mật ong hoa xuyến chi:
Mật ong cỏ Kim hay còn gọi là mật ong hoa Xuyến Chi. Mật có màu vàng tươi, mùi thơm nhẹ, có độ trong suốt. Mật được coi là mật tự nhiên, nhiều nơi có. Hoa cỏ Kim phát triển mạnh vào tháng 6 – 10 dương lịch. Chúng thường mọc từng bãi rộng. Những người nuôi ong thường di chuyển đàn ong tới những khu vực này để khai thác mật.
Mật ong bạc hà và mật ong hoa Xuyến Chi là 2 loại mật ong hoàn toàn khác nhau. Chúng thường được người bán đánh tráo để làm mật ong bạc hà. Khi bạn mua mật ong bạc hà nguyên chất, bạn phải hết sức chú ý tới điều này nhé.
Mật ong hoa tràm:
Hoa tràm nở mùa xuân, đến khoảng tháng 4 âm lịch, đây là mùa lấy mật với số lượng lớn từ những tổ ong nuôi trong rừng tràm. Mật ong được kết tinh từ mật hoa, dịch ngọt tiết ra từ lá, và chồi của cây. Mật ong có mùi thơm rất đặc trưng của hoa tràm dịu nhẹ, nếu bạn để khoảng 2,3 tháng thì mật sẽ có mùi hơi hắc. Mật ong có vị ngọt nhẹ, thanh không gắt, có màu trong và vàng nếu để lâu năm sẽ chuyển sang màu vàng sậm.
Mật ong hoa Ngũ Gia Bì:
Cây ngũ gia bì có một điểm hết sức đặc biệt , khác biệt hẳn với những loài cây khác ở nước ta đó là nở hoa vào mùa đông. Trong cái lạnh của miền Bắc những ngày tháng 12, những chùm hoa trắng li ti dần khoe sắc trên những cây chân chim cổ thụ cao gần chục mét, mọc rải rác ven bờ suối hoặc trong khe suối đã quyến rũ từng đàn ong mật. Đây cũng là tiền đề để cho ra đời những giọt mật quý- là kết quả của sự hội tụ những tinh hoa núi rừng.
Mật ong ngũ gia bì có màu ngà vàng nhạt chứ không đậm màu như các loại mật ong khác, có vị ngọt thanh mát và hơi đắng về sau, dễ chịu. Do được hấp thu những tinh hoa từ cây chân chim trên sườn núi lạnh nên mật ong hoa ngũ gia bì vượt trội hơn mật ong bình thường về công dụng.
Mât ong sú vẹt:
Vườn quốc gia Xuân Thủy (Giao Thủy) được thiên nhiên ưu đãi và ban tặng, đặc biệt là cánh rừng ngập mặn sú, vẹt kéo dài 2.000ha. Hằng năm, khoảng từ tháng 4 đến tháng 7, khi cây sú, vẹt đồng loạt trổ hoa – những chùm hoa sú trắng muốt nở rộ khoác lên sắc xanh màu rặng sú vẻ đẹp tinh khiết.
Đây cũng là thời điểm những người nuôi ong từ khắp nơi đến với VQG Xuân Thủy thực hiện hành trình “Đưa ong đi tìm mật” để khai thác hệ thực vật Khu Ramsar từ nguồn hoa sú, vẹt. Mật ong nguyên chất hoa sú, vẹt được thu gom tại rừng ngập mặn Xuân Thủy có mùi thơm hơi nồng của biển cả, vị ngọt của hoa. Chính điều kiện sống đặc biệt của loại cây này mà mật được lấy từ khu rừng ngập mặn Xuân Thủy chứa khoáng chất vượt trội so với các loại mật ong khác.
Mật ong rừng:
Khác với các loại mật bình thường chỉ gồm 1 hoặc vài loại hoa chính, thì mật ong rừng được tổng hợp từ nguồn hoa đa dạng của rừng già, tùy theo vị trí tổ, khu vực địa lý, mùa thì mỗi tổ ong sẽ cho ra mật có màu sắc và hương vị cũng khác nhau. Chỉ có thể nhận biết mật ong rừng dựa vào kinh nghiệm tức là nhìn, nếm và ngửi. Cũng như khi bạn ăn thịt gà ta và gà công nghiệp vậy.
3. Phân loại mật ong theo loài ong:
Mật ong mật: Ong mật là một loài thụ phấn quan trọng, đảm bảo sự thụ phấn cho các loại cây trồng trên núi, đặc biệt là các loại trái cây và rau ra hoa sớm. Ong mật bản xứ hầu như không mắc bệnh gì cho nên chúng hầu như không cần bất kỳ loại thuốc hỗ trợ nào. Vì vậy mật ong nội cũng không có dư lượng của bất kỳ hóa chất không tự nhiên nào
Mật ong Khoái: (tên khoa học: Apis dorsata) hay ong mật khổng lồ Đông Nam Á, là một loài ong mật phân bố ở miền Nam và Đông Nam Á. Tổ được xây chủ yếu là xây dựng ở những nơi rất cao so với mặt đất, trên cành cây và dưới vách đá nhô ra, và đôi khi trên các tòa nhà.
Ong khoái không được thuần dưỡng (vì nó không sử dụng những hốc kín để làm tổ). Mỗi bầy ong bao gồm một chiếc tổ thẳng đứng đơn (đôi khi đến gần một mét vuông) treo lủng lẳng, và lược thường được bao phủ bởi một khối lượng dày đặc của các con ong trong một vài lớp.
Mật ong ruồi: Đây là loài ong mà cho ra mật có chất lượng cao nhất, nhưng đáng tiếc nó rất ít và tổ lại quá nhỏ (chỉ khoảng 1-2 bàn tay). Chính vì vậy mà mật ong ruồi ngày nay rất khó tìm. Mỗi tổ vắt được khoảng 1 xị (250ml) mật, mà tìm cả ngày nhiều khi không thấy tổ nào :-). Mật ong ruồi rất đậm đặc, chất lượng rất tốt và thời gian bảo quản được đến 2 năm.
4. Phân loại mật ong theo địa lý:
Cách phân loại này khá đơn giản, chỉ phụ thuộc vào nơi mật được khai thác để nhận biết. Thông thường cách phân loại này không thể hiện được nhiều đặc tính của mật, trừ một số trường hợp khu vực địa lý có những nét đặc hữu về hoa hoặc loài ong. mật ong tây bắc, mật ong tây nguyên, mật ong gia lai, mật ong u minh, mật ong phong nha….
Có thể kể đến một số loại mật đặc trưng theo địa lý như: mật ong himalaya (đặc hữu về loài ong) , mật ong manzuka (đặc hữu về hoa)
Tiêu chí đánh giá mật ong
Có các tiêu chí chính để phân loại chất lượng mật ong như sau:
Độ chín của mật (hàm lượng nước):
Hàm lượng nước trong mật ong: 18 – 20% là tốt nhất, một số khách hàng cũng chấp nhận tỷ lệ nước 20 – 22%. Đài Loan, Nhật Bản còn chấp nhận lỷ lệ nước đến 24%.
Độ chín của mật ong phụ thuộc nhiều vào thời điểm thu hoạch mật, mật ong được thu hoạch khi toàn bộ nắp ong đã được bít kín là thời điểm hoàn hảo. mật ong được thu hoạch sớm khi nắp ong chưa đóng sẽ có tỉ lệ nước cao hơn.
Tỉ lệ tạp chất:
tạp chất trong mật ong bao gồm sáp ong, nhộng non, bụi … mật ong sau khi vắt được lọc qua màng lọc để loại bỏ tạp chất, tạo độ trong và đẹp mắt cho mật ong.
Thành phần hóa học:
Người ta nói mật ong là loại mật rất lý tưởng cho con người vì trong mật ong chứa nhiều chất dễ tiêu cần thiết cho việc bồi dưỡng sức khoẻ con người. Người ta đã xác định được trong mật ong có 70 chất khác nhau rất quan trọng đối với cơ thể con người.
- Nhóm đường chiếm 75 – 80%, trong đó chủ yếu có 2 loại đường dễ tiêu là Glucose (35%), Fructose (35%) là những đường đơn cơ thể người dễ hấp thụ, có thể tiêm trực tiếp đường đơn vào máu. Ngoài ra trong mật ong cũng còn khoảng 5% đường đơn Saccharose là loại đường kính chúng ta hay dùng hàng ngày.
- Nhóm các chất vô cơ trong mật ong dưới dạng muối vô cơ tự có: muối Caxi, Natri, Magiê, sắt, Clo, Phospho, Lưu huỳnh, Iod, có loại mật ong còn chứa cả Radim.
- Nhóm các nguyên tố vi lượng trong mật ong cũng dưới dạng muối có: Mangan, Silic, Nhôm, Bo, Crôm, Đổng, Lidi, Kẽm, Chì, Thiếc, Fitan và Kẽm.
- Nhóm Vitamin có trong mật ong là trong quá trình chế mật ong có một phần hoa được trộn lẫn vào. Các vitamin gồm có B2, B6, B1, B3, B5, E, K, C và Caroten (tiền vitamin A).
- Nhóm acid hữu cơ trong mật ong có: Malic, Tatric, Citric, Latric và Oxalic.
Nhóm Enzym là nhóm quan trọng nhất trong cấu tạo của mật ong. Chỉ có mật hoa được đi qua diều của con ong thì mới có các loại Enzym. Trong mật ong có các loại enzym sau đây: Dias taza, Invertaza, Catalaza, Peroxydaza, Lipaza.
Theo N. P. Loiris thì trong 1kg mật ong có hàm lượng các vitamin sau:
- Vitamin B2: l,5mg
- Vitamin Bl: 0,lmg
- Vitamin B3: 2,0mg
- Vitamin B5: 1,0mg
- Vitamin B6: 5,0mg
- Vitamin C: 30,0 – 54mg
Mật ong quý không chỉ có nhiều chất mà có nhiều loại Enzym tham gia vào quá trình phân giải chất khó tiêu thành dễ tiêu trong cơ thể người. Uống mật ong như là uống mật hoa, thuốc đa năng vậy 1kg mật ong cho 3150 – 3350 Calo.
(Nguồn: Một trăm câu hỏi đáp nuôi ong lấy mật/ Phan Đức Nghiệm.-H.: Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2010.- 136tr., 19cm.-Đăng ký cá biệt: VB20103071)
5. Nên chọn loại mật ong nào?
Các loại mật ong nói chung có thành phần giồng nhau, khác nhau cơ bản nằm ở lượng nước trong mật và các thành phần vitamin, enzim … vi lượng có trong mật ong. Phụ thuộc vào nguồn hoa được khai thác để làm mât.
Các yếu tố về hàm lượng nước, tạp chất có trong mật phụ thuộc vào quy trình khai thác, bảo quản mật đảm bảo giữ được chất lượng tốt nhất của mật khi đến tay người tiêu dùng.
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng mật khi mua hàng cần chú ý là: với mật ong rừng thì thời gian khai thác sẽ quyết định đến chất lượng mật. nếu tổ bị khai thác sớm thì tỉ lệ nước trong mật cao, sản lượng thấp và lẫn nhiều tạp chất như xác nhộng …vì vậy nên chọn mua mật ong rừng vào đúng mùa để có được chất lượng tốt nhất.
Với mật ong nuôi thì thời điểm khai thác được người nuôi kiểm soát dễ dàng và chính xác hơn nhiều. Nhưng nguy cơ tồn dư các loại kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật cao nếu người nuôi lạm dụng thuốc trong quá tình nuôi ong. Vì vậy nên chọn những cơ sở nuôi ong uy tín, có quy trình chăm sóc ong an toàn.