Nguyên nhân gây béo phì là gi? Béo phì là một bệnh lý nguy hiểm.
Béo phì đứng hàng thứ 2 chỉ sau hút thuốc lá trên bảng xếp hạng các nguyên nhân dẫn đến tử vong và có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như đái tháo đường type 2, rối loạn lipid huyết, các bệnh tim mạch, viêm khớp, sỏi mật, ngừng thở khi ngủ và ung thư.
Nguyên nhân gây béo phì – thừa cân?
Những nguyên nhân có thể gây ra béo phì bao gồm:
- Di truyền, các yếu tố môi trường, hội chứng suy giáp, một số loại thuốc đang sử dụng, hội chứng Cushing.
- Ăn quá nhiều chất béo, đồ chiên, đồ ngọt so với nhu cầu cần thiết hàng ngày của cơ thể và duy trì thói quen bất lợi này liên tục trong thời gian dài.
- Lối sống tĩnh, ngồi nhiều, ít vận động, luyện tập thể dục.
- Bên cạnh đó còn có sự tham gia của các yếu tố khác như kinh tế xã hội, di truyền,…
Nguyên nhân cơ bản của béo phì và thừa cân là sự mất cân bằng năng lượng giữa lượng calo hấp thụ và lượng calo tiêu thụ.
Giải thích cho việc tỉ lệ người béo phì ngày càng tăng và tỉ lệ thuận với việc phát triển của kinh tế là do:
- Tăng lượng thức ăn giàu năng lượng có nhiều chất béo và đường
- Sự gia tăng tình trạng lười vận động do tính chất ngày càng ít vận động của nhiều hình thức làm việc, thay đổi phương thức vận tải và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng.
Những thay đổi trong chế độ ăn uống và hoạt động thể chất thường là kết quả của những thay đổi về môi trường và xã hội gắn với sự phát triển và thiếu các chính sách hỗ trợ trong các lĩnh vực như y tế, nông nghiệp, giao thông, quy hoạch đô thị, môi trường, chế biến thực phẩm, phân phối, tiếp thị và giáo dục.
Triệu chứng của thừa cân – béo phì?
dưới đây đề cập các dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang bị béo phì nhằm khuyến khích tìm kiếm sự giúp đỡ về cân nặng của những người thừa cân béo phì.
Chỉ số BMI
Chỉ số BMI là chỉ số khối cơ thể được tính dựa trên chiều cao (đo bằng m) và cân nặng (đo bằng kg). Đây được coi là một cách nhanh chóng, đơn giản, không mất chi phí để giúp xác định những người thừa cân hoặc béo phì.
Công thức tính BMI như sau: BMI = Cân nặng (kg)/ ( Chiều cao (m) * Chiều cao (m) )
Số đo vòng eo
Số đo vòng eo cũng là cách để bạn xác định bạn có thừa cân béo phì hay không. Một vòng eo lớn không chỉ xác định tình trạng thừa cân béo phì mà còn là báo hiệu của một số căn bệnh đối với sức khỏe của bạn.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ số đo vòng eo/mông trên 0,90 với nam giới, hoặc trên 0,85 với nữ giới được xem là có nguy cơ béo phì. Cụ thể hơn, theo hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF): đối với người châu Á, nếu số đo vòng eo trên 90cm ở nam giới, hoặc trên 80cm ở nữ giới, thì được xem là béo phì.
Một số dâu hiệu khác của béo phì
Ngoài 2 dấu hiệu rõ ràng và dễ kiểm soát trên thì béo phì còn thể hiện qua nhiều biểu hiện bênh lý (do biến chứng) khác như: Thị lực kém, đói bụng thường xuyên, ngáy ngủ, khó thờ, ợ nóng, các vấn đề da, rối loạn cương dương ….
XEM CHI TIẾT: các biểu hiện của bệnh béo phì