Phát triển, bảo vệ rừng và các hoạt động kinh tế đời sống gắn với rừng là một trong những điều trăn trở của biết bao thế hệ người dân nơi đây, trong đó có nhóm thiểu số dân tộc Ba Na sinh sống bằng hoạt động thu hoach mật ong rừng Gia Lai.
Thu hoạch mật ong rừng Gia Lai ở đâu?
Mật ong rừng gia lai được khai thác từ các cánh rừng tự nhiên ở Gia Lai, hiện nay ở Gia Lai còn giữ được diện tích rừng khá phong phú nhừ csac khu bảo tồn, vườn quốc gia được thành lập như:
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh
Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng
Về KBTTN Kon Chư Răng
Kon Chư Răng là một khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) nằm trên địa phận xã Sơn Lang – huyện Kbang – tỉnh Gia Lai. Kon chư răng có tiềm năng du lịch rất lớn nhưng chưa được đầu tư và đang được đưa vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của Tỉnh với mã số 07/2012- Gia Lai/IPC.
Với mục tiêu hoạt động của dự án là bảo tồn và phát triển hệ sinh thái động thực vật, nghỉ ngơi tìm hiểu về môi trường, tổ chức sinh họat văn hóa văn nghệ của cộng đồng dân tộc Tây Nguyên, thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng.
KBTTN Kon Chư Răng có diện tích 15.446 ha, trong đó còn tới gần 10 000 ha rừng cơ bản là rừng nguyên sinh. Nằm cách Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh 12 km về phía tây và được nối liền với nhau bởi các giải rừng tự nhiên.
Nhờ vậy, hai khu bảo vệ này và giải hành lang rừng đã tạo ra một diện tích sinh cảnh đủ rộng cho các quần thể thú lớn như Hổ Panthera tigris sinh sống.
Thông tin về hệ rừng Kon Chư Răng
Kiểu rừng chính ở đây là rừng nhiệt đới thường xanh núi thấp phân bố ở độ cao từ 900m đến 1000m ở phía tây bắc khu bảo tồn, chiếm 70-80% diện tích rừng trong khu vực với thành phần thực vật ưu thế là các loài cây thuộc họ dẻ, mộc lan mọc hỗn giao với các loài cây lá kim như: Thông Nàng, Hoàng Đàn Giả…
Về động, thực vật: Theo kết quả các đợt khảo sát của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (FIPI) và Birdlife International (Tổ chức Chim Quốc tế) năm 1999,
KBTTN Kon Chư Răng có: 546 loài thực vật bậc cao, đặc biệt có tới 09 loài đặc hữu của Việt Nam (tương đương với số loài đặc hữu ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh).
Kết quả khảo sát cũng đã ghi nhận Kon Chư Răng có 62 loài thú, 169 loài chim và 161 loài bướm.
Trong số các loài thú, nơi đây có 25 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới; có 03 loài thú đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương là Voọc Chà Vá chân xám, Vượn má hung và Mang lớn.
Ngoài ra, Kon Chư Răng còn là một trong số rất ít các khu vực có ghi nhận (mặc dù không chính thức) loài Hươu Vàng (còn gọi là Hươu đầm lầy) – được xem là loài đặc hữu cho vùng Đông Dương hiện đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng và hai loài chim ghi nhận tại khu vực hiện đang bị đe dọa trên toàn cầu là Trĩ sao Rheinardia ocellata và Chân bơi Heliopais personata.
Kon Chư Răng là một bộ phận của vùng Chim đặc hữu cao nguyên Kon Tum và là một trong những vùng chim quan trọng tại Việt Nam (Tordoff 2002).
Đặc biệt trong đó có 5 loài chim có vùng phân bố hẹp được ghi nhận là Trĩ sao, Khướu đầu đen Garrulax milleti, Khướu má trắng G. vassali, Khướu mỏ dài Jabouilleia danjoui và Chích chạch má xám Macronous kelleyii…
Định hướng phát triển
Năm 2009, Phân Viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Trung bộ và Tây nguyên giải đoán ảnh vệ tinh đã cho thấy, số lượng và chất lượng rừng ở khu BTTN Kon Chư Răng đang được tăng lên rõ rệt, riêng tỷ lệ rừng giàu, rừng TB của Khu BTTN Kon Chư Răng đang biến động theo chiều hướng tăng lên tới 30% so với năm 2004.
Hiện nay, độ che phủ rừng Kon Chư Răng đạt tới 99,6 % cao nhất so với tất cả các khu rừng Đặc dụng trên toàn Quốc.
Trước những yêu cầu cấp bách về việc bảo tồn và phát triển vốn quý của rừng Kon Chư Răng, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng được thành lập theo quyết định số 28/2004/QĐ-UB ngày 18/03/2004 của UBND tỉnh Gia Lai và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2004.
Dự án kêu gọi đầu tư vào KBTTN này có tên gọi là “ dự án khu du lịch sinh thái khu bảo tồn Kon Chư Răng”. Kon Chư Răng đựơc thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những cảnh quan tuyệt mỹ hứa hẹn mang đến cho du khách những giây phút thoải mái, đắm chìm với sự hoang sơ: những ngọn núi cao, cheo leo, những con thác hùng vĩ trong vắt, cùng những loài động vật hoang dã mà du khách ít được nhìn thấy ở vườn bách thú, công viên.
Hệ sinh thái rừng đa dạng thích hợp cho tất cả mọi người với nhiều mục đích khác nhau: nghỉ ngơi, khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu khoa học, văn hóa.
Nhưng bên cạnh những cảnh quan đẹp và nguồn lợi nhuận thu được của nhà đầu tư thì vẫn có những vấn đề cần lưu ý.
Đòi hỏi nhà đầu tư phải có tầm nhìn quy mô, chiến lược và các chính sách đầu tư phải phù hợp với đặc trưng của khu bảo tồn, tránh tình trạng chạy theo lợi nhuận mà làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.