You are currently viewing MẬT ONG CÓ NÓNG KHÔNG?

MẬT ONG CÓ NÓNG KHÔNG?

MẬT ONG CÓ NÓNG KHÔNG?

Nhiều người vẫn nghĩ mật ong có vị ngọt, thậm chí có nhiều loại mật ong ngọt rất gắt nên thường lo sợ mật ong sẽ gây nóng trong người. Do đó, liều lượng mật ong sử dụng mỗi ngày là thắc mắc chung của nhiều người. Vậy, mật ong có nóng không?

1. Thành phần dinh dưỡng trong mật ong

Để giải đáp thắc mắc uống mật ong có nóng không, trước tiên chúng ta phải nắm rõ thành phần dinh dưỡng có loại thực phẩm này.

Dù được lấy từ vùng nào và vào thời điểm nào thì mật ong cũng sẽ chứa một số thành phần cơ bản sau:

  • Đường glucose và fructose: Đây là 2 loại đường đơn giúp cơ thể hấp thụ năng lượng và giảm căng thẳng, mệt mỏi. Rất tốt cho những người lao động nặng hoặc căng thẳng đầu óc.
  • Các loại vitamin và khoáng chất: Các loại vitamin và khoáng chất có trong mật ong nguyên chất giúp cơ thể dễ hấp thu, chống lại quá trình lão hóa của các tế bào trong cơ thể.
  • Chất hữu cơ: Axit malic, lactic, vinic, xitric…đều là những chất hữu cơ cần thiết cho sự phát triển và cân bằng các hoạt động của cơ thể.

    bánh mật
    mật ong có nóng không

2. Vậy mật ong có nóng không?

Theo đông y, mật ong có vị ngọt thanh, tính bình. Tác dụng bổ trung, nhuận táo, giải độc, chỉ thống, làm giảm tăng tiết dịch vị dạ dày.

Các loại đồ ngọt chúng ta dùng hàng ngày khi vào cơ thể sẽ được axit trong dạ dày và nhiệt độ của con người sản sinh ra một loại đường mà cơ thể có thể hấp thụ được. Quá trình chuyển hóa này sản sinh nhiệt lượng khiến chúng ta cảm thấy nóng trong người khi ăn đồ ngọt.

Ngược lại, đường có trong mật ong không qua gan chuyển hóa mà hấp thu trực tiếp vào cơ thể nên không có quá trình sản sinh nhiệt lượng nên không hề gây nóng. Vậy tại sao vẫn có người dùng mật ong cảm thấy nóng trong?

Bản chất mật ong rất lành tính và không gây nóng cho cơ thể, tuy nhiên nếu kết hợp với các loại thực phẩm có tính nóng thì chúng sẽ gây nóng như nghệ, gừng… Cụ thể, bột nghệ là ứng cử viên hàng đầu cho danh mục này.

3. Những công thức uống mật ong gây nóng

Có nhiều công thức sử dụng mật ong, tùy mục địch sử dụng thì có đặc tính khác nhau. sau đây là một số công thức có tính nóng các bạn cần lưu ý khi sử dụng nhé:

1. Mật ong và gừng

Trong y học cổ truyền, gừng tươi được gọi là sinh khương, là một trong những vị thuốc tân ôn giải biểu, có vị cay, nóng, mùi thơm, tính ấm. Gừng thuộc tính nhiệt ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người. Gừng chỉ giữ được đầy đủ dược tính khi có cả vỏ, vì thế nếu gọt vỏ gừng trước khi sử dụng sẽ khiến gia vị này không phát huy hết tác dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng là đã có thể sử dụng.

Nguyên liệu:

Gừng tươi 1 nhánh;

Nước 250-300 ml;

Mật ong rừng 1 thìa to.

mat ong gung
mật ong có nóng không

Cách làm: Gừng tươi cạo sạch vỏ, thái lát mỏng hoặc đập dập, đổ nước vừa đun sôi để trong vòng 5-10 phút để gừng ngấm nước. Sau đó cho mật ong vào, hòa đều lên và thưởng thức.

Cách dùng: Khi bạn thấy có dấu hiệu của cảm cúm, như hắt hơi, sổ mũi, hoặc rát họng bạn nên uống ngay hỗn hợp này 2 lần/ngày vào buổi sáng (sau khi ăn) và buổi tối sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Bạn có thể kết hợp uống hỗn hợp trên với ngậm hoặc súc miệng bằng nước muối thường xuyên trong ngày (mỗi ngày từ 3-4 lần).

Khi cảm thấy đỡ hoặc khỏi hẳn, bạn vẫn nên uống thêm trong 1-2 ngày nữa (mỗi ngày một lần, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi ăn) để tăng cường sức để kháng, tránh bị cúm trở lại.

2. Mật ong và tinh bột nghệ

Trong nghệ tươi có nhiều tinh dầu và nhựa, quá trình hấp thụ các chất này phải qua gan nên gây nóng cho cơ thể. Đối với bột nghệ cũng chế xuất từ nghệ tươi mà thành, chỉ trải qua công đoạn làm sạch, thái lát, sấy khô nhưng KHÔNG có công đoạn loại bỏ các chất gây nóng nên khi dùng bột nghệ bạn vẫn cảm thấy khó chịu, nóng và nổi mụn.

nghe va mat ong
mật ong có nóng không

Trong đa số bài thuốc dùng nghệ chữa bệnh đau dạ dày thì thường kết hợp nghệ chung với mật ong để tăng cường tính năng chữa bệnh. Trong mật ong có chứa các chất kháng sinh tự nhiên, ngoài ra còn chứa đường glocoza và các vitamin A, B1, B6, E, K, Magie… giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Do đó nghệ với mật ong có thể trị các bệnh về dạ dày, giảm viêm, tăng cường sức khỏe.

Nguyên liệu

  • 1 củ nghệ tươi
  • 2 muỗng cà phê mật ong
  • 100 ml nước ấm

Cách thực hiện

  • Gọt vỏ nghệ rồi đem rửa sạch. Sau đó giã nát.
  • Vắt lấy khoảng 3 muỗng cà phê nước nghệ.
  • Trộn nước nghệ với mật ong vào 100 ml nước ấm.

Một ngày uống 2 lần, uống sau bữa ăn 30 phút, dùng liên tục trong 2 tháng sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện. Bài thuốc này làm giảm tiết dịch vị dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp tăng tiết mật, giảm đầy bụng, ứ trệ, khó tiêu.

3. Mật ong và tỏi

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,…

Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,…

Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.

mật ong có nóng không
mật ong có nóng không

Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn. Do đó, loại củ gia vị này được dùng để chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế.

Nguyên liệu

Cách làm

  • Bóc vỏ tỏi
  • Chần sơ qua nước nóng để tỏi mất bớt chất nhựa sau đó làm sạch rồi đem cắt hoặc nghiền nhỏ đều được.
  • Cho tỏi vào một chiếc bát lớn để trộn cùng mật ong.
  • Cho hỗn hợp trên vào bình thủy tinh, đậy kín nắp, để trong tối khoảng 2 –  3 tuần là có thể dùng được.
  • Tuyệt đối tránh ngâm tỏi khi chưa ráo nước vì tỏi ẩm sẽ rất dễ bị hưng, nổi váng. Không nên dùng nước lạnh để rửa tỏi vì khi ngâm tỏi rất dễ bị hư.

Tỏi và mật ong tuy chỉ là những nguyên liệu đơn giản nhưng lại mang đến những lợi ích diệu kỳ. Với những người gặp tình trạng sức khỏe đặc biệt, phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn nhé!

4. Mật ong và quế

Theo đông y Quế có vị cay, ngọt, tính rất nóng, mùi thơm

Tác dụng: Có tác dụng ôn trung bổ ấm, tán ứ chỉ thống và hoạt huyết thông kinh.

mật ong có nóng không
mật ong có nóng không

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai và những người có tính nhiệt không nên dùng quế. Khi dùng quế thì phải kiêng hành, hoặc dùng hành kiêng quế

Một số cách sử dụng mật ong và quế

  • Trị mụn: lấy ba muỗng canh mật ong và một muỗng càphê bột quế trộn sền sệt, bôi lên chỗ mụn trước khi ngủ. Sáng hôm sau rửa mặt bằng nước ấm. Làm liên tục trong một tuần.
  • Dưỡng tóc, hạn chế rụng tóc và hói đầu: dùng một muỗng canh mật ong và một muỗng càphê bột quế trộn với dầu ôliu hoặc dầu mè thành dung dịch bôi lên đầu khoảng 15 phút trước lúc tắm gội.
  • Chữa hôi miệng: súc miệng mỗi sáng và sau khi ăn với hỗn hợp nước nóng có pha mật ong và một chút bột quế.
  • Giảm cholesterol xấu trong máu: trộn một muỗng càphê mật ong và một muỗng càphê bột quế thành hỗn hợp sền sệt rồi quết lên bánh mì đen dùng như điểm tâm sáng. Ăn đều đặn có thể làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu.
  • Trị rối loạn tiêu hoá, viêm loét dạ dày: dùng một muỗng càphê bột quế và hai muỗng càphê mật ong sẽ giúp giảm các triệu chứng đầy hơi, đau bụng do tiêu hoá kém. Ngày dùng hai lần, phối hợp với ăn uống điều độ, ít mỡ và tránh ăn quá no.

LƯU Ý: mặc dù rất tốt nhưng nếu sai liều lượng cũng sẽ phản tác dụng vì vậy trước khi dùng, phải hiểu rõ tình trạng sức khoẻ của mình đang như thế nào. Chỉ tính riêng cao huyết áp, đã có những số liệu cho biết, tại các thành phố lớn cứ bốn người trưởng thành có một người bị và 50% trong số này không biết mình cao huyết áp. Những người này nếu dùng bài thuốc mật ong và quế, rõ ràng là không an toàn.

Ngoài ra cũng phải lưu ý đến liều dùng: liều dùng trung bình của mật ong là từ 20g đến 50g/ngày; quế là từ 0,5g đến 5g/ngày. Tốt nhất nên đến bác sĩ trước khi sử dụng hỗn hợp này

#honey

Cùng thư giãn với bài hát HONEY BEE ngọt ngào nhé

honey bee song

Bài hát thực hiện bởi Blake Tollison Shelton là một ca sĩ nhạc đồng quê người Mỹ. Vợ anh là Miranda Lambert cũng là một ngôi sao khác của dòng nhạc đồng quê.

Trả lời